Cách xử lý nhà nghiêng thứ hai: Sử dụng các giải pháp đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây: Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay hoặc tường neo đất. Đối với giải pháp móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay để chống vách nên để lại ống vách cho những cọc sát nhà liền kề hiện hữu.
Móng cọc nhồi đào bằng máy gàu ngoạm phải làm cừ chắn đủ sâu tại đường phân giới khu đất và không nhất thiết thu hồi sau khi làm xong móng công trình. Đối với giải pháp neo tường chắn trong đất thì cần được thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền và chủ sử dụng đất (công trình) liền kề. – Cách xử lý nhà nghiêng thứ ba: Cần có biện pháp chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông ứng lực trước đối với trường hợp thi công sát nhà bên có tải lớn tác động lên đất (hoặc quy mô cao tầng hơn) cũng như khi công trình làm hố móng sâu hơn đáy móng nhà bên. Thiết kế tường cừ phải chú ý đến văng chống và neo đảm bảo biến dạng trong phạm vi được phép. Biện pháp thi công phải được Chủ nhiệm dự án phê duyệt để làm cơ sở pháp lý để thực hiện. – Cách xử lý nhà nghiêng thứ tư: Kiểm tra lai kết cấu móng xem nó là móng nông hay móng sâu. – Cách xử lý nhà nghiêng thứ năm: Với những công trình đang thi công phải thường xuyên tiến hành theo dõi tiến đọ và chất lượng gia cố móng, để tránh trường hợp làm ẩu, cắt xén nguyên liệu ảnh hưởng tới chất lượng công trình sau này. – Cách xử lý nhà nghiêng thứ sáu: Nên thuê đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công nền móng phù hợp với từng hiện trạng khu đất. – Cách xử lý nhà nghiêng thứ bảy: Nếu công trình bạn đang thi công mà có hiện tượng nghiêng như thế, tốt nhất là bạn chống lún không cho nghiêng nữa, nếu bạn không xử lý ngay thì sau này chi phí xử lý căn chỉnh nhà cho thẳng lại là rất lớn.